ostech.co

Ảo hóa và Điện toán đám mây

PDF.
In
Email

·    Ảo hóa

 

Trên thực tế, công nghệ ảo hóa đã được bắt đầu từ những năm 1960 bằng phương pháp phân chia hợp lý tài nguyên của các hệ thống máy tính lớn (mainframe) cho các ứng dụng khác nhau. Trải qua nửa thế kỷ phát triển, ý nghĩa của thuật ngữ này đã được mở rộng và mang tính khái quát trong lĩnh vực CNTT nói chung. Có thể hiểu,ảo hóa là công nghệ tạo ra một phiên bản ảo (chứ không phải là thực tế) của một cái gì đó, bao gồm các nền tảng phần cứng máy tính, hệ điều hành, thiết bị lưu trữ, và tài nguyên thiết bị mạng máy tính.

Nhìn chung, áp dụng công nghệ ảo hóa để hạn chế những nhược điểm của Trung tâm dữ liệu nói chung và bản thân các thiết bị nói riêng như tăng hiệu quả sử dụng và hiệu suất hoạt động của thiết bị, gia tăng mức độ tích hợp giữa các cấu phần, các thành phần trong mạng hướng tới một hạ tầng hội tụ, chuẩn hóa trong hoạt động, vận hành, giảm chi phí đầu tư, chi phí vận hành cũng như chi phí tổng sở hữu (Total Cost of Owner – TCO).

 

Hình 1: Server Virtualization

Hai lĩnh vực trong ảo hóa thường được nhắc tới nhiều nhất là ảo hóa máy chủ (Server Virtualization) và ảo hóa Desktop (Desktop Virtualization hay VDI – Virtualization Desktop Infrastructure).

Hình 2: Desktop Vỉtualization

 


 

·    Điện toán đám mây

Điện toán đám mây (Cloud Computing), thường được gọi đơn giản là "cloud – đám mây", là hình thức dịch vụ cung cấp các nguồn lực tính toán theo yêu cầu, từ các ứng dụng tới trung tâm dữ liệu qua Internet trên cơ sở trả tiền cho phạm vi sử dụng.

 

Điện toán đám mây giúp tăng tính hiệu quả trong cung cấp các dịch vụ CNTT thông qua hình thức tự phục vụ (self-service), tăng tính tự chủ trong yếu tố tự quản lý (self-management) trên cơ sở chuẩn hóa các nguồn lực tài nguyên (Hardware, Software) và Cách thức cung cấp (Delivery) cũng như khả năng tự động hóa.

 

Từ góc độ người dùng, các dịch vụ của Điện toán đám mây có tính “đàn hồi”, rất mềm dẻo, có thể sử dụng với mọi thiết bị, mọi lúc, mọi nơi và chỉ trả phí cho thời gian sử dụng.

Từ góc độ nhà cung cấp dịch vụ thì đó là một môi trường với các nguồn tài nguyên được ảo hóa ở mức độ rất cao, không phụ thuộc vào vị trí địa lý và dịch vụ quản trị được tự động nhằm xử lý việc cấp phát và thu hồi tài nguyên, quản lý các thay đổi, đảm bảo các yêu cầu bảo mật và kiểm soát toàn bộ môi trường một cách thuận tiện nhất.

 

Hình 3: Sự khác biệt của Điện toán toán mây với phương thức truyền thống

 

Các hình thức dịch vụ thường được cung cấp qua điện toán đám mây gồm:


 

Các dạng Điện toán đám mây:

 

Hình 4: Lợi ích của Điện toán đám mây

·    Đối tác và khách hàng tiêu biểu

Mặc dù Điện toán đám mây chưa thật sự phổ biến tại Việt nam, nhưng những năm qua, INFONET đã phối hợp chặt chẽ với các hãng như VMware, HP, IBM, Microsoft để từng bước giới thiệu, tư vấn, triển khai các nền tảng ảo hóa, giải pháp ảo hóa (Ảo hóa máy chủ, Ảo hóa Desktop) và Điện toán đám mây cho các doanh nghiệp Việt nam.

 

Các khách hàng tiêu biểu mà INFONET đã vinh dự được hợp tác trên lĩnh vực này bao gồm:

o   Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank

o   Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – BIDV

o   Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB

o   Tổng công ty Điện lực miền Bắc

 

 

 
Đối tác
 
 
 
 
Khách hàng

Công ty Cổ Phần Công Nghệ Mạng Và Truyền Thông (INFONET)                           

* Trụ sở chính: Tòa nhà Infonet, 33 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: (024) 3773.0793 - Fax: (024) 3773.0809

* Công ty Infonet Sài Gòn: Tầng 7, Tòa nhà 111 - 121 Ngô Gia Tự, Phường 02, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.

   Điện thoại: (028) 35352538 – Fax : (028) 35352539                      

Copyright © 2023 Bản quyền thuộc về Infonet.com.vn