Những xu hướng công nghệ lên ngôi năm 2012 Phần 1(09/01/2012)
Ổ quang mất chỗ trên laptop, tài khoản Facebook trở thành 'giấy thông hành' trên mạng, trả tiền mua hàng bằng cách chạm điện thoại... là một vài trong số các xu hướng bắt đầu phổ biến trong năm 2012.
Chúng ta đang sống trong một thời đại thú vị của công nghệ: từ các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại và máy tính bảng đến máy tính ở nhà bạn đều truy cập Internet, hầu như tất cả mọi thứ đang thay đổi tốt hơn. Sau đây là 10 phát triển công nghệ sẽ làm thay đổi cách bạn tương tác với thế giới kỹ thuật số được dự đoán trong năm 2012.
1. Bộ xử lý 2 nhân trở thành chuẩn mực trong smartphone
![]() |
Trong năm 2011, Motorola Atrix và Droid Bionic là những smartphone phổ biến có bộ xử lý (BXL) 2 nhân. Vào mùa thu 2011, iPhone 4S của Apple tiếp tục nối bước - và hiện nay dường như smartphone nào lộ diện trong năm 2012 cũng khó có thể cạnh tranh được trừ phi chúng có khả năng xử lý tương tự như điện thoại của Apple.
Kết quả là số thiết bị di động 2 nhân sẽ tăng vọt. James Bruce, lãnh đạo của ARM hồi tháng 5/2011 cho biết là BXL 2 nhân sẽ là phần chủ yếu giúp smartphone không những mạnh hơn mà còn giúp giảm lượng điện năng sử dụng. Thí dụ, nếu bạn đang gửi một tin nhắn, điện thoại 2 nhân có khả năng sắp xếp hợp lý các chức năng sử dụng điện năng ít hơn của điện thoại qua 1 nhân, trong khi để dành nhân còn lại cho các chức năng tốn điện năng hơn như chơi game hay điều hướng.
Quá trình phát triển chip sẽ không dừng lại ở 2 nhân. Hồi tháng 11/2011, Nvidia đã giới thiệu BXL 4 nhân đầu tiên cho máy tính bảng và smartphone, đó là BXL Tegra 3.
2. Ổ quang mất chỗ trên MTXT đời mới
![]() |
Nếu bạn có thể tải một bộ phim trong vòng 2 phút ở bất kỳ sân bay hay tiệm cà phê nào, hoặc bạn có thể truy cập hàng trăm ảnh chụp gia đình từ bất kỳ kết nối mạng nào, thì bạn còn thường sử dụng ổ quang của MTXT nữa không? Hầu hết mọi người đều trả lời không.
Đó là lý do vào năm 2012 bạn sẽ thấy ít MTXT có ổ quang hơn. Và không chỉ những loại máy siêu nhẹ (như MacBook Air và ultrabook) mới bỏ ổ quang, mà cả các MTXT có màn hình lớn hơn cũng sẽ loại bỏ nó.
Ali Sadri, Chủ tịch của Wireless Gigabit Alliance, công ty đang phát triển công nghệ mạng không dây tốc độ 7Gb/s trên băng tần 60GHz, cho biết tốc độ mạng không dây nhanh hơn chắc chắn sẽ thay đổi dáng dấp của MTXT. Kết nối multi-gigabit có đủ loại công dụng. Do vậy chúng ta sẽ không còn cần tới các cấu phần cồng kềnh nữa. Một chiếc MTXT siêu nhẹ thậm chí còn không có chỗ cho cổng kết nối HDMI và đế cắm rời.
Trong năm 2012, MTXT kích thước bình thường cũng sẽ bỏ các ổ quang và cả nhiều cổng mà không đánh mất nhiều tính năng. MacBook Air không có ổ quang, và MacBook Pro có kích thước lớn hơn cũng có thể sẽ nối bước trong năm nay. MTXT của các hãng sản xuất khác như Asus, Dell và Toshiba cũng sẽ theo trào lưu này. Dĩ nhiên, vài loại MTXT sẽ còn có ổ quang, nhưng trong các loại MTXT mới của năm 2012 thì ổ quang sẽ khó tìm hơn.
3. Cước di động sẽ thiên về dữ liệu hơn là thoại
Ngày nay, có lẽ bạn dùng nhiều thời gian hơn để gửi email và xem nội dung mới Facebook hơn là gọi điện bằng ĐTDĐ của bạn. Và các hãng ĐTDĐ đang để ý đến việc này. Trong năm 2012, khi bạn mua hợp đồng điện thoại, bạn sẽ thấy có những hợp đồng chủ yếu dành cho dữ liệu và thời gian thoại chỉ là thứ yếu.
PC World thử nghiệm sử dụng gói cước này, thực hiện hầu hết các cuộc gọi qua VoIP trên ứng dụng của Skype. Mặc dù các cuộc gọi thỉnh thoảng bị trễ hay đôi khi bị gián đoạn, nhưng chất lượng thoại và độ tin cậy không tệ hơn các cuộc gọi thực hiện với hợp đồng thoại di động thông thường.
Ở Mỹ đã xuất hiện một gói cước dành cho dữ liệu, nhắn tin và thoại không giới hạn với giá chỉ 19 USD/tháng, của nhà mạng mới Republic Wireless. Gói cước này nhắm vào những người dùng thường xuyên ở trong vùng phủ sóng Wi-Fi, và nhà mạng sẽ cung cấp kết nối sóng di động hạn chế cho những trường hợp chẳng may không kết nối được Wi-Fi.
4. Tài khoản Facebook trở thành 'giấy thông hành' trên mạng
Nếu muốn có một tài khoản của dịch vụ nghe nhạc miễn phí Spotify, trước hết bạn phải có tài khoản Facebook. Khi Facebook tuyên bố hợp tác với Spotify hồi tháng 9/2011, hầu hết mọi người đều phản đối vì cho rằng ai cũng có thể biết được bạn đang nghe bài hát gì, bất kể bài hát bạn chọn có thú vị hay không.
Từ đó, Facebook và Spotify đã quyết định cho phép người dùng chia sẻ theo cách riêng tư hơn hoặc giữ bí mật. Nhưng có một điều không thay đổi đó là bạn cần có tài khoản Facebook để đăng ký sử dụng dịch vụ nghe nhạc miễn phí của Spotify.
Turntable.fm là một dịch vụ chia sẻ âm nhạc mới khác yêu cầu người dùng phải đăng nhập với một tài khoản Facebook. Trong khi nhiều trang web khác không quá khắt khe với yêu cầu đăng nhập, ngày càng có nhiều trang web yêu cầu phải “đăng nhập với tài khoản Twitter hay Facebook”. Thậm chí tùy chọn này còn được ưu tiên hơn là tự tạo một tài khoản tại trang web đó.
Trong năm 2012, bảo đảm là bạn sẽ thấy xu hướng này mạnh mẽ hơn. Phương pháp này tốt cho những trang web nhỏ, giúp họ tận dụng được sức mạnh bộ lọc của Facebook để xử lý các vấn đề liên quan đến tài khoản giả mạo và những người dùng không minh bạch, hơn nữa nó còn giúp cho người dùng khỏi quên mật khẩu. Nhưng hưởng lợi nhiều nhất có lẽ là Facebook, vì mạng xã hội này có thể theo dõi các trang mà người dùng đã truy cập, và khuyến khích họ chia sẻ trọn vẹn hơn (điều này lại càng tốt hơn cho doanh số quảng cáo của Facebook).
5. Thanh toán di động và chia sẻ ngang hàng phát triển nhờ NFC
Hãy tưởng tượng bạn chỉ cần áp điện thoại của mình lên bộ phận nhận tín hiệu của máy tính tiền là có thể thanh toán ngay cho món hàng mới mua mà không cần phải lục ví tiền. Hay bạn có thể vào rạp xem phim, nạp thẻ điện thoại, đi xe điện ngầm... cũng bằng cách tương tự. Tất cả những điều trên đều có thể thực hiện được nhờ chip NFC (near-field communication) - các chip này truyền lượng nhỏ dữ liệu qua kết nối tầm ngắn.
Hiện nay điện thoại Nexus S của Google có tích hợp chip NFC, có thể sử dụng cùng với Google Wallet để đồng bộ thẻ tín dụng của người dùng với điện thoại và thực hiện thanh toán di động ở các hãng bán hàng có triển khai giải pháp này. Trong khi đó, RIM đang đưa chip NFC vào các loại điện thoại mới hơn như BlackBerry 9900, và gần đây hãng đã giới thiệu Tag, một tính năng riêng của RIM cho phép người dùng BlackBerry gửi nhận thông tin danh bạ cũng như văn bản cho nhau một cách tiện lợi.
Phiên bản Android mới nhất là Ice Cream Sandwich được xây dựng để các nhà phát triển ứng dụng khai thác mạnh mẽ công nghệ NFC, như thiết lập kết nối ngang hàng giữa các điện thoại chỉ bằng cách áp lưng điện thoại lại với nhau. Do đó, chắc chắn trong năm 2012 bạn sẽ thấy xuất hiện thêm nhiều điện thoại có loại chip này, và thêm nhiều ứng dụng sử dụng công nghệ này.
(còn nữa)
Intel, Micron tăng gấp đôi mật độ bộ nhớ flash NAND ( 04/1/2012)Quy trình mới sẽ cho phép các nhà sản xuất tăng gấp đôi dung lượng của ổ rắn (SSD) và thẻ nhớ flash.
Hôm thứ Ba 6/12/2011, Intel và Micron thông báo, IM Flash Technologies (IMFT) - liên doanh sản xuất flash NAND của họ sẽ bắt đầu sử dụng loại mạch dày đặc hơn cho phép chứa 1 terabit dữ liệu, hoặc 128GB, trên chip đặt vừa đầu ngón tay.
Khuôn rập 128Gbit mới sẽ cho phép các nhà sản xuất tăng gấp đôi dung lượng của ổ SSD và nhiều sản phẩm lưu trữ dựa trên NAND khác, cho phép một thiết bị duy nhất giữ được 16GB dữ liệu và một “con” chip có 8 khuôn rập giữ được 128GB dữ liệu.
HP bị đồn muốn bán webOS và Palm giá 1,2 tỉ USD (03/1/2012)
HP muốn lấy lại số tiền đã bỏ ra khi mua Palm hơn một năm trước nhưng giá trị hiện tại có thể chưa bằng một nửa con số đó.
HP đã quyết định biến webOS trở thành nền tảng mã nguồn mở nhưng theo một nguồn tin nội bộ củaVentureBeat, công ty này đang muốn bán webOS cùng với các tài sản khác của Palm với giá 1,2 tỉ USD. Đây cũng chính là con số mà HP đã phải trả khi mua lại Palm vào năm 2010. Động thái này cho thấy HP đang muốn giảm tải những thiệt hại lớn có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, không khó để nhận ra HP sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm được một đối tác cho thương vụ này. Giá trị của Palm đã giảm khá nhiều kể từ khi được HP mua lại. Trong khi đó, webOS cũng thất bại nặng nề khi TouchPad cùng các điện thoại di động thông minh Pre và Veer đều đã bị HP ngừng sản xuất. Theo nguồn tin trên, HP được cho là đang có các cuộc đàm phám với Amazon, Samsung, Intel, Facebook và một số các công ty khác. Các yêu cầu ban đầu của HP đưa ra là 1,2 tỉ USD nhưng VentureBeat cho rằng mức giá này phải giảm xuống còn dưới 500 triệu USD mới có thể hi vọng tìm được bên mua lại. Theo Sohoa
|
Những ý tưởng tồi đã bị giết chết trong năm 2011 ( 27/12/2011)Trong thế giới công nghệ cao, các ý tưởng luôn đến và đi. Để những ý tưởng tốt tỏa sáng thì những ý tưởng tồi sẽ phải ra đi. Sau đây là một trong những ý tưởng đã bị “chìm” năm 2011. Hỗ trợ Flash trên thiết bị di độngFlash không những ngốn rất nhiều pin mà còn khiến cho hoạt động của máy cũng trở lên nặng nhọc hơn. Sau hơn bốn năm tranh cãi kịch liệt, cuối cùng Adobe cũng đã thừa nhận những hạn chế và quyết định từ bỏ ý định phát triển công nghệ này trong tương lai. Thay vào đó, Adobe sẽ tập trung vào công cụ HTML5. HP nói lời tạm biệt với kinh doanh máy tínhNhà sản xuất PC lớn nhất thế giới đã từng xem xét đến việc dừng kinh doanh máy tính để đi sâu hơn vào lĩnh vực phần mềm, mặc dù công việc này đóng góp phần doanh thu lớn nhất cho HP, cũng là yếu tố chính để tạo ra các mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng, bao gồm cả các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư phố Wall không đồng tình với ý tưởng này khiến cổ phiếu của HP đã giảm mạnh sau khi được thả nổi. May mắn thay, Giám đốc điều hành Meg Whitman mới của HP sau khi tiếp nhận công việc đã quyết định tiếp tục mảng kinh doanh máy tính. “Giữ lại PSG (Nhóm Hệ thống cá nhân-Personal System Group) là quyết định "phù hợp với khách hàng và các đối tác, với cổ đông, và cả nhân viên công ty" - bà Meg Whitman khẳng định. Những chiếc máy tính bảng có giá quá caoRất nhiều công ty lớn như Motorola, Samsung, Research in Motion đã cho ra đời những chiếc máy tính bảng giá rất cao nhằm cạnh tranh với iPad. Tuy nhiên, việc tạo ra một sản phẩm với những tính năng không được như iPad nhưng lại có giá tiền tương đương là một thất bại. Năm 2011, thế giới công nghệ đã chứng kiến sự ra đi của nhiều máy tính bảng có chất lượng không hơn iPad nhưng lại có giá khá cao. Riêng máy tính bảng giá rẻ Kindle Fire của Amazon. Dù thiết bị này không thể sánh về mặt chức năng và cấu hình so với iPad, nhưng lại có giá rẻ hơn rất nhiều. Thực tế cho thấy Kindle Fire là đối thủ xứng tầm đầu tiên với iPad. Netbook siêu nhỏKhông ai thích sử dụng những chiếc máy tính xách tay nhỏ xíu, không đủ mạnh mẽ và rất khó gõ bàn phím. Sau khi iPad xuất hiện, những chiếc netbook này gần như đã bị bỏ rơi. Microsoft phải hứng chịu doanh thu Windows giảm, Acer phải tái cơ cấu toàn bộ hoạt động kinh doanh, và Dell đã từ bỏ thị trường này. Hiện giờ các hãng đều tập trung để tạo ra các "Ultrabooks", siêu mỏng, siêu nhẹ, mạnh mẽ để đối đầu với MacBook Air của Apple. Google luôn thất bại với mạng xã hộiTrong nhiều năm qua, Google luôn cố gắng để có thể cạnh tranh được với Facebook bằng cách cho ra đời 2 mạng xã hội như Wave, Buzz và mua hai công ty cung cấp dịch vụ mạng và thông tin giao thông là Dodgeball và Slide, nhưng đều thất bại. Năm nay, mạng xã hội Google + mà google mới cho ra mắt cũng cho thấy khó có thể thay thế được Facebook, nhưng ít nhất hện nay, Google+ đã có hơn 40 triệu người sử dụng trong chưa đầy 6 tháng, và các tính năng như Hangout, cho phép tới 10 chat video thời gian thực là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn của Google+. Vậy là sau bao nỗ lực, Google đã có những thành công nhỏ nhỏ trên thị trường mạng xã hội. Chiến lược smartphone chạy hệ điều hành lỗi thời của NokiaVài năm gần đây, Nokia đầu tiên đã bị iPhone và sau đó là Android “ngốn” mất rất nhiều thị phần và khiến nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới này bị bỏ lại khá xa trong cuộc chạy đua smartphone. May mắn thay, đầu năm nay, Giám đốc điều hành Stephen Elop mới đã nhận ra rằng những hệ điều hành “cây nhà lá vườn” như Symbian và MeeGo sẽ chẳng bao giờ bắt kịp được với iOS và Android. Chính vì vậy ông đã đặt cược Nokia với nền tảng Windows Phone của Microsoft. Bước chuyển đổi này có thể sẽ rất khó khăn, và không có gì đảm bảo được là nó sẽ thành công nhưng ít nhất công ty này đã bắt đầu sử dụng một hệ điều hành hiện đại và có tính cạnh tranh hơn. Chạy theo kinh doanh bán hàng theo nhómBạn thuê nhân viên thuyết phục các doanh nghiệp nhỏ đưa ra các đơn hàng giảm giá để thu hút những khách hàng mới bằng cách giảm giá cực lớn trên trang web mua chung. Nhưng rõ ràng là khá khó khăn. Groupon và LivingSocial đang hoạt đông tốt, nhưng các công ty khác thì không được suôn sẻ như vậy. Số trang bán hàng theo nhóm đã vượt quá nhu cầu cần thiết. Theo ICTNews
Chế tạo chip từ molybdenite: Tiết kiệm điện gấp nhiều lần silicon (23/12/2011)
Trường Đại học Bách khoa Liên bang Lozanna (Thuỵ Sĩ) đã chế tạo được chip máy tính từ molybdenite, một loại vật liệu khoáng, vượt trội so với silicon về khả năng khuếch đại tín hiệu đện, cho hiệu suất sử dụng điện cực cao.
Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm LANES (Laboratory of Nanoscale Electronics and Structures) của Trường Đại học Bách khoa Lozanna (Thuỵ Sĩ) đã lần đầu tiên chế tạo được chip máy tính từ vật liệu tự nhiên molybdenite (MoS2). Nó có thể đóng vai trò thay thế cho silicon về mặt tiết kiệm điện năng. Trong quá trình thử nghiệm, các nhà nghiên cứu chứng tỏ được các chip từ molybdenite có thể nhỏ hơn so với các chip từ silicon và tiêu thụ điện năng thấp hơn đồng thời lại có độ mềm dẻo hơn nhiều. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa giảm được độ dày của lớp silicon trong vi mạch đến những giá trị nhỏ hơn 2nm vì nguy cơ ô xy hoá bề mặt và sự suy giảm thuộc tính điện học của vật chất. Chiều dày lớp molybdenite có thể chỉ gồm 3 nguyên tử nên cho phép chế tạo các chip có kích thước nhỏ gấp 3 lần.
Molybdenite vượt trội so với silicon về khả năng khuếch đại tín hiệu điện - các tín hiệu đầu ra mạnh gấp 4 lần tín hiệu đầu vào. Suy ra, các transistor làm từ MoS2 có thể khác biệt với hiệu năng tiêu thụ điện cực cao mà điều đó theo Kis đang mở ra những khả năng tiềm tàng cho việc chế tạo các chip phức tạp hơn. Molybdenite mềm và có thể chế tạo từ chúng những con chip dẻo. Một ngày nào đó, máy tính sẽ được lắp ráp từ nó. Máy tính này có thể cuộn lại thành cuộn hoặc thành các thiết bị đàn hồi mô phỏng hình dạng cơ thể người. Molybdenite đang được sánh với graphene, một loại vật liệu bán dẫn khác đang được xem xét như một vật liệu thay thế duy nhất của silicon. Chiều dày của lớp graphene là một nguyên tử, các nguyên tử sắp xếp theo hình dạng tổ ong. Trong năm 2011, các nhà khoa học từ IBM đã tạo được vi mạch từ graphene. Vi mạch này có thể vận hành ở tốc độ lên đến 10GHz, nghĩa là thực hiện 10 tỷ chu kỳ trong một giây. Trong khi đó, tốc độ tối đa của các chip silicon chỉ là 4GHz. Các thử nghiệm với graphene mở ra hàng loạt triển vọng ứng dụng mới, trong đó có Internet tốc độ cao thế hệ mới, sản xuất các loại pin sạc nhanh và các mạch in tốc độ phản ứng nhanh và mật độ cao. Nhóm các nhà khoa học do Kis lãnh đạo đã thiết lập được ưu thế tuyệt đối của molybdenite trước graphene - nó có thể khuếch đại các tín hiệu điện trong điều kiện nhiệt độ phòng trong khi graphene phải được đưa xuống nhiệt độ -2030C (203 độ C dưới 0 - ở nhiệt độ này, nitơ chuyển sang trạng thái lỏng). Mặc dù molybdenite có nhiều hứa hẹn, theo các nhà khoa học, để có thể có ứng dụng thương mại hóa, chúng ta cần đến 10 - 20 năm. Trong giai đoạn hiện tại, các nhà khoa học ở LANES đang bận nghiên cứu vấn đề có thể nâng cao độ dẫn điện của vật liệu này hay không.
|